Dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong hệ tiêu hóa, chịu trách nhiệm chính trong việc phân hủy thức ăn và hấp thụ dưỡng chất nhưng cũng rất dễ bị tổn thương bởi lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh. Để bảo vệ và cải thiện sức khỏe dạ dày, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu những nhóm thực phẩm tốt nhất cho dạ dày, giúp giảm triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình hồi phục.Một số thực phẩm này bao gồm:
- Chuối: Chuối là một trong các loại trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng cực tốt; bên cạnh đó hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hoà tan pectin trong chuối còn có lợi đối với người rối loạn tiêu hóa táo bón và tiêu chảy.
- Bánh mì: Bánh mì là cũng là một trong những lựa chọn tốt từ nhóm đường bột, ít béo, dễ tiêu hoá. Tuy nhiên tại thời điểm đang bị dạ dày tránh dùng với bơ và mứt cho tới khi dạ dày khỏe mạnh hơn.
- Nước dừa: Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung những thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng nước mất sau khi bị tiêu chảy, nôn ói.
- Sữa chua và các loại sản phẩm lên men: Trong sữa chua có nhiều probiotic, là vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Các sản phẩm lên men khác như kim chi, dưa chua cũng có lợi tương tự.
- Nghệ và mật ong: Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc rất tốt trong điều trị bệnh lý về dạ dày. Nghệ giúp chống viêm, giảm tiết dịch vị. Còn mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid trong dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
- Trứng: Các nguồn protein giàu chất béo như thịt đỏ hoặc thịt đỏ chế biến sẵn có thể gây ra trào ngược, đặc biệt là nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn vào đêm muộn. Trứng là một lựa chọn thay thế dễ tiêu hóa hơn và là một cách dễ dàng để đáp ứng nhu cầu protein của bạn mà không bị no quá nhanh…
- Rau xanh và quả tươi: rau xanh như rau cải bó xôi, cải xoăn và các loại quả tươi như chuối, táo, dưa hấu cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp cải thiện chức năng táo bón và ngăn ngừa táo bón
- Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa: dầu ô liu, quả bơ và các loại hạt như hạnh nhân, hạt chia cung cấp chất béo lành mạnh giúp giảm viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần bổ sung các nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như: vitamin A, D, E, K, các loại ngũ cốc yến mạch, rau cải, các loại cá như cá hồi, cá mòi… các loại hạt như óc chó, hạt lanh,….
Việc lựa chọn nhóm thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ giúp bảo vệ dạ dày mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, Tuy nhiên, cần lưu ý hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và các chất kích thích như cà phê, rượu để tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày.